📘 قراءة كتاب Hệ Ph aacute i Gi aacute o L yacute Của Bốn Vị Imam: Abu Hanifah Malik Ash Shafi rsquo y v agrave Ahmad أونلاين
Chủ đề Trang
Lời mở đầu 6
Hệ phái Giáo lý của bốn vị Imam trong các giáo lý nền
tảng đều tương đồng trừ vấn đề Iman 9
Hệ phái giáo lý của Imam Abu Hanifah 13
Những câu nói của Imam Abu Hanifah về Tawhid 13
Những câu nói của Imam Abu Hanifah
về sự tiền định 21
Những câu nói của Imam Abu Hanifah
về đức tin Iman 25
Những câu nói của Imam Abu Hanifah về
các vị Sahabah 27
Ông ngăn cấm sự ngôn luận và tranh cãi
trong tôn giáo 29
Hệ phái giáo lý của Imam Malik bin Anas 32
Những câu nói của ông về Tawhid 32
Các câu nói của ông về sự tiền định 37
Các câu nói của ông về đức tin Iman 39
Các câu nói của ông về Sahabah 40
Ông ngăn cấm sự ngôn luận và tranh cãi
trong tôn giáo 43
Giáo Lý Của Bốn Vị Imam . . .
Hệ phái giáo lý của Imam Ash-Shafi’y 47
Các câu nói của ông về Tawhid 47
Các câu nói của ông về sự tiền định 58
Các câu nói của ông về Iman 60
Các câu nói của ông về Sahabah 73
Ông ngăn cấm sự ngôn luận và tranh cãi
trong tôn giáo 75
Hệ phái giáo lý của Imam Ahmad bin Hambal 76
Các câu nói của ông về Tawhid 76
Các câu nói của ông về sự tiền định 79
Các câu nói của ông về Iman 80
Các câu nói của ông về Sahabah 82
Ông ngăn cấm sự ngôn luận và tranh cãi
trong tôn giáo 84
Lời kết 87
Các tài liệu tham khảo 91
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah!
Bầy tôi xin ca ngợi và tán dương Ngài, bầy tôi cầu xin Ngài
phù hộ và che chở, bầy tôi xin Ngài hướng dẫn, bầy tôi cầu
xin Ngài tha thứ tội lỗi, bầy tôi xin quay về sám hối với
Ngài, và bầy tôi cầu xin Ngài giúp bầy tôi tránh khỏi mọi
điều xấu từ bản thân bầy tôi cũng như mọi điều xấu từ việc
làm và hành vi của bầy tôi. Quả thật, người nào được Allah
hướng dẫn sẽ không bao giờ bị lạc lối, còn người nào bị
Ngài làm cho lạc lối thì sẽ không bao giờ tìm thấy sự hướng
dẫn. Bề tôi xin chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích
thực nào ngoài Allah, Ngài là Thượng Đế duy nhất không có
đối tác ngang vai, và bề tôi xin chứng nhận Muhammad là
người bề tôi và là vị Sứ giả của Ngài.
Này hỡi những người có đức tin! Hãy kính sợ Allah với
lẽ mà Ngài phải đáng được kính sợ và các ngươi chớ
đừng chết ngoại trừ các ngươi đã là những người Muslim
(qui phục Ngài). (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 102).
Này hỡi nhân loại! Hãy kính sợ Thượng Đế của các
ngươi, Đấng đã tạo hóa các ngươi từ một cá thể duy nhất
(Adam) và từ Y Ngài đã tạo ra người vợ của Y (Hauwa)
rồi từ hai người họ Ngài đã rải ra vô số đàn ông và đàn
bà (trên khắp trái đất). Và hãy kính sợ Allah, Đấng mà
các người đòi hỏi (quyền hạn) lẫn nhau và hãy (kính
trọng) dạ con bởi vì quả thật Allah luôn theo dõi các
ngươi. (Chương 4 - Annisa’, câu 1).
Hỡi những người có đức tin! Hãy kính sợ Allah mà hãy
nói lời trung thực và ngay thẳng, rồi Ngài sẽ cải thiện
hành động của các ngươi và tha thứ tội lỗi cho các ngươi.
Và người nào tuân lệnh Allah và Thiên sứ của Ngài thì
Giáo Lý Của Bốn Vị Imam . . .
chắc chắn sẽ được thành công vô cùng to lớn. (Chương
33 – Al-Ahzab, câu 70, 71).
Quả thật, tôi đã làm một luận án mở rộng ở cấp tiến
sĩ về các nền tảng giáo lý theo hệ phái giáo lý của Imam Abu
Hanifah , trong đó, tôi có nói tóm lược về khái niệm đức
tin của ba vị Imam: Malik, Ash-Shafi’y và Ahmad. Một số
vị học giả đức hạnh đã yêu cầu tôi tách riêng phần nói về
khái niệm đức tin của ba vị Imam này để có được một bài
viết hoàn chỉnh nói về đức tin của cả bốn vị Imam. Cho nên
tôi quyết định nhập chung phần tóm lược đức tin của Imam
Abu Hanifah về Tawhid, sự tiền định, Iman, Sahabah cũng
như về sự ngôn luận mà tôi đã ghi nhận trong phần mở đầu
luận án vào phần tóm lược về đức tin của ba vị Imam đó.
Cầu xin Allah đón nhận việc làm này của tôi như
một việc làm chân thành vì Ngài và xin Ngài phù hộ cho tất
cả tiếp thu được sự hướng dẫn từ Kinh sách của Ngài và soi
sáng họ trên Sunnah của Thiên sứ của Ngài , mọi tâm
niệm đều nằm trong kiến thức của Ngài và Ngài là Đấng Bảo
Trợ Ưu Việt.
Và cuối lời, xin nói rằng mọi lời ca ngợi và tán
dương kính dâng lên Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và
muôn loài.
Hệ Phái Giáo Lý Của Bốn Vị Imam Trong Các
Giáo Lý Nền Tảng Đều Tương Đồng Trừ Vấn
Đề Iman
Khái niệm, quan điểm giáo lý của bốn vị Imam –
Abu Hanifah, Malik, Ash-Shafi’y và Ahmad – là những gì
được nói trong Kinh Qur’an, Sunnah của Thiên sứ ,
những gì được các vị Sahabah noi theo cũng như những gì
được các vị Tabi’een tiếp nối sau họ (Sahabah) trên con
đường chân lý mà họ đã đi.
Và giữa các vị Imam này – Alhamdulillah – thực sự
không có một sự bất đồng, tranh cãi nào về các nền tảng tôn
giáo mà tất cả họ đều đồng thuận trên đức tin về các thuộc
tính của Thượng Đế, đức tin rằng Qur’an là lời nói của Allah
chứ không phải là tạo vật, và đức tin Iman theo khái niệm
của họ bắt buộc phải là niềm tin bằng con tim và chiếc lưỡi,
hơn nữa, họ đều đồng phản đối và phủ nhận hệ tư tưởng của
những người thuộc phái hùng biện và suy luận như
Jahmiyah(1) và những nhóm lệch lạc khác đã bị ảnh hưởng
(1) Một nhóm người theo một hệ phái lệch lạc, nhóm người này cho
rằng các hành động của con người đều là do chủ định của Allah
chứ con người không được Ngài ban cho ý chí tự do để lựa chọn
và quyết định cho hành động của mình, cho nên hành động tốt hay
xấu của con người không phải là từ ý của con người mà là từ ý chí
Giáo Lý Của Bốn Vị Imam . . .
bởi triết học Hy Lạp và các học thuyết mang tính suy luận và
hùng biện ...
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah nói: “... tuy nhiên,
nhờ hồng ân và lòng thương xót của Allah cho các bề tôi của
Ngài, Ngài đã cho chúng ta có được những vị Imam có chiếc
lưỡi trung thực như bốn vị Imam và các vị Imam khác ..., họ
là những người đã phản bác và phủ nhận những nhà suy luận
và hùng biện thuộc nhóm người Jamiyah đã nói về Qur’an
và đức tin nơi các thuộc tính của Thượng Đế, tất cả họ đều
đồng thuận trên quan điểm và khái niệm của những người
Salaf (2) rằng người có đức tin sẽ nhìn thấy Allah vào Ngày
Sau, Qur’an là lời phán của Allah chứ không phải là tạo vật,
và đức tin Iman bắt buộc phải là niềm tin của con tim và
chiếc lưỡi ... ”
(3)
.
Trong lời nói khác của Sheikh Islam : “Quả thật
các vị Imam tiếng tăm, tất cả họ đều khẳng định các thuộc
tính của Allah, Đấng Tối Cao. Họ nói: quả thật, Qur’an là lời
nói của Allah chứ không phải là tạo vật; và họ nói: quả thật
Allah sẽ được nhìn thấy vào Đời Sau. Đây là trường phái của
của Allah áp đặt lên họ. Họ cho rằng Allah ở khắp mọi nơi chứ
không phải ở trên Arsh và vào Ngày Sau cũng không thể nhìn thấy
Allah.
(2) Salaf là một danh từ để gọi những người ngoan đạo và chính
trực thuộc thế hệ Sahabah và những vị Tabi’een tiếp nối sau
Sahabah cũng như những người tiếp nối sau đó theo con đường
chân lý của những người ngoan đạo và chính trực đi trước.
(3) Kitab Al-Iman trang 350, 351, nhà xuất bản Al-Muhammadiyah,
chú thích Muhammad Al-Hiras.
Giáo Lý Của Bốn Vị Imam . . .
các vị Sahabah, các vị Tabi’een tiếp sau họ, và của những ai
đi theo con đường chân lý tốt đẹp của họ và cũng là trường
phái của các vị Imam đi theo chân họ như Malik bin Anas,
Ath-thawri, Al-Layth bin Sa’ad, Al-Awza’i, Abu Hanifah,
Ash-Shafi’y và Ahmad ... ”
(4)
.
Sheik Islam Ibnu Taymiyah khi được hỏi về khái
niệm và quan điểm đức tin của Ash-Shafi’y thì ông nói:
“Khái niệm và quan điểm đức tin của Ash-Shafi’y –
cầu xin Allah hài lòng về ông – và khái niệm, quan điểm đức
tin của những người Salaf như Malik, Ath-thawri, Al-
Awza’i, Ibn Al-Mubarak, Ahmad bin Al-Hambal, và Ishaq
bin Ra-huwaiyah là khái niệm, quan điểm đức tin của các
Sheikh chính trực gương mẫu như Al-Fadhil bin Iyadh, Abu
Sulayman Adda-ra-ni, Sahl bin Abdullah Al-Tastari và các
vị khác. Quả thật, giữa những vị Imam này thực sự không có
bất đồng hay tranh cãi nhau trong các nền tảng tôn giáo.
Và cũng như thế, Abu Hanifah , khái niệm và
quan điểm đức tin của ông về Tawhid và sự tiền định cũng
như những vấn đề khác đều tương đồng với khái niệm và
quan điểm đức tin của những vị Imam này, và khái niệm,
quan điểm đức tin của những vị Imam này cũng chính là
khái niệm và quan điểm của các vị Sahabah, các vị Tabi’een
tiếp sau họ và nó chính là những gì được nói trong Qur’an và
Sunnah”
Và đây là điều mà đại học giả Siddiq Hasan Khan đã
lựa chọn khi ông nói:
“Trường phái của chúng tôi là trường phái Salaf, đó
là sự khẳng định nhưng không so sánh, loại trừ nhưng vô
hiệu hóa, và đây là trường phái của các vị Imam Islam như
Malik, Ash-Shafi’y, Ath-thawri, Ibnu Al-Mubarak, Imam
Ahmad, và những vị Imam khác ... và giữa những người này
thực sự không có sự bất đồng hay tranh cãi trong các nền
tảng tôn giáo. Và cũng như thế, Abu Hanifah – cầu xin
Allah hài lòng về ông – khái niệm và quan điểm đức tin của
ông hoàn toàn tương đồng với khái niệm và quan điểm đức
tin của những vị Imam này, và đó chính là những gì được
nói trong Qur’an và Sunnah ...”(6)
Hệ phái giáo lý của bốn vị Imam: Là một bức thông điệp trình bày các tư tưởng, quan điểm và khái niệm các giáo lý nền tảng của bốn vị Imam lớn: Abu Hanifah, Malik, AshShafi’y, và Ahmad bin Hambal – cầu xin Allah yêu thương họ , mục đích để chứng minh rằng giáo lý của cả bốn hệ phái đều đúng theo những gì được nói trong Qur’an va Sunnah của Thiên sứ cầu xin bình an & phúc lành cho Người , những gì được các vị Sahabah noi theo cũng như những gì được các vị Tabi’een tiếp nối sau họ Sahabah trên con đường chân lý mà họ đã đi.
Và giữa các vị Imam này – Alhamdulillah – thực sự không có một sự bất đồng, tranh cãi nào về các nền tảng tôn giáo mà tất cả họ đều đồng thuận trên đức tin về các thuộc tính của Thượng Đế, đức tin rằng Qur’an là lời nói của Allah chứ không phải là tạo vật, và đức tin Iman theo khái niệm của họ bắt buộc phải là niềm tin bằng con tim và chiếc lưỡi, hơn nữa, họ đều đồng phản đối và phủ nhận hệ tư tưởng của những người thuộc phái hùng biện và suy luận như Jahmiyah và những nhóm lệch lạc khác đã bị ảnh hưởng bởi triết học Hy Lạp và các học thuyết mang tính suy luận và hùng biện.
سنة النشر : 2013م / 1434هـ .
حجم الكتاب عند التحميل : 967.3 كيلوبايت .
نوع الكتاب : pdf.
عداد القراءة:
اذا اعجبك الكتاب فضلاً اضغط على أعجبني و يمكنك تحميله من هنا:
شكرًا لمساهمتكم
شكراً لمساهمتكم معنا في الإرتقاء بمستوى المكتبة ، يمكنكم االتبليغ عن اخطاء او سوء اختيار للكتب وتصنيفها ومحتواها ، أو كتاب يُمنع نشره ، او محمي بحقوق طبع ونشر ، فضلاً قم بالتبليغ عن الكتاب المُخالف:
قبل تحميل الكتاب ..
يجب ان يتوفر لديكم برنامج تشغيل وقراءة ملفات pdf
يمكن تحميلة من هنا 'http://get.adobe.com/reader/'