📘 قراءة كتاب 70 C acirc u Hỏi Về Gi aacute o L yacute Tang Lễ أونلاين
Câu hỏi 1: Mọi người sẽ làm gì khi đang ngồi gần
người hấp hối và việc đọc chương Yasin cho người hấp hối
nghe có phải làm Sunnah thật sự hay không ?
Đáp:
Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng
Rất Mực Khoan Dung. Alhamdulillah, tạ ơn Allah Đấng
chúa tể của vủ trụ và muôn loài, cầu xin bình an và phúc
lành cho Nabi Muhammad của chúng ta, cho dòng dõi của
Người cùng cho tất cả bằng hữu của Người . . .
Việc thăm viếng người bệnh là nhiệm vụ chung của
người Muslim. Nhiệm vụ của người thăm viếng bệnh nhân
nên nhắc nhở anh (chị) ta việc sám hối với Allah và chăn
chối lại những gì bắt buộc. Đối với người bệnh phải tận
dụng hết thời gian cho việc tụng niệm và tán dương Allah
bởi đây là lúc y cần thiết nhất.
Khi nhận biết được người bệnh đang hấp hối thì
người ngồi xung quanh hãy nhắc nhở người bệnh lớn giọng
câu “La i la ha il lol loh” để người bệnh nghe mà tụng niệm
theo, bởi đây là di huấn của Nabi như được truyền lại từ
ông Abu Sa-e’d Al-Khudry dẫn lời Rasul rằng:
người hãy nhắc nhở người hấp hối câu: La i la ha il
lol loh.”
(
0F
1)
Giới U’lama học giả Islam nói: Không nên ra lệnh
hay ép buộc người hấp hối phải nói câu này, sợ người bệnh
cảm thấy khó chịu bứt rứt rồi cự tuyệt không chịu nói “La i
la ha il lol loh” rồi gặp phải kết cuộc xấu. Tốt nhất là dùng
cách nào đó nhắc thật khéo léo để người hấp hối nói theo,
khi nghe được họ nói “La i la ha il lol loh” thì không nên nói
chuyện với người hấp hối để được câu nói cuối cùng ở trần
gian là “La i la ha il lol loh”. Nếu như người hấp hối nói
chuyện lại thì mọi người hãy nhắc lại để cho y nói được câu
cuối cùng là “La i la ha il lol loh”.
Còn việc đọc chương Kinh Yasin cho người hấp hối
nghe thì theo rất nhiều U’lama học giả Islam cho rằng đây là
Sunnah bởi có Hadith:
đọc cho người hấp hối nghe chương Yasin.”
(
1F
2) bởi
Hadith này Saheeh (xác thực). Riêng một số U’lama thì cho
rằng Hadith này không Saheeh, nên không phải là Sunnah
đọc cho người hấp hối nghe.
(
1
) Hadiht do Muslim ghi lại ở phần tang lễ, số (916).
(
2
) Hadith do Abu Dawood ghi lại ở phần tang lễ, số (3121), Ibnu Maajah
ghi ở phần tang lễ số (1448) và Ahmad ghi ở quyển 5 Hadith số (26 –
27).
70 Câu Hỏi Về Giáo Lý Tang Lễ
Câu hỏi 2: Việc thông báo cho người thân và bạn bè
người chết để họ tập trung hành lễ Salah, có bị xem thuộc
loại cáo phó bị cấm làm hay không ?
Đáp: Việc cáo phó cho người chết trước khi chôn để
mọi người tập trung đông đúc mà hành lễ Salah cho người
chết là việc làm được phép làm, được xem là Sunnah. Bởi
Rasul đã loan báo tin qua đời của đức vua Al-Najaashy
ngay trong ngày Ông qua đời
(
. Và Rasul đã khiển trách
việc Sahabah chôn cất một người phụ nữ tạp vụ của Masjid
mà không báo cho Người một lời, Người nói:
như các người xin phép Ta trước khi làm việc
đó...”
(
3F
4) (tức chôn cất bà). Còn nếu loan báo sau khi đã chôn
cất xong là đều không nên làm, bởi nó thuộc loại cáo phó bị
cấm.
Câu hỏi 3: Cách tắm cho người chết như thế nào và
xin Sheikh lời khuyên dành con nhóm đang nghiên cứu kiến
thức Islam về việc tắm cho người chết ?
Đáp: Cách tắm người chết như sau: Chọn một nơi
được che kín đáo không cho mọi người nhìn thấy, chỉ cho
người tắm và trợ lý ở lại mà thôi.
70 Câu Hỏi Về Giáo Lý Tang Lễ: Quyển sách bao gồm bảy mươi câu hỏi liên quan đến tang lễ cho người chết.
سنة النشر : 2012م / 1433هـ .
حجم الكتاب عند التحميل : 835.6 كيلوبايت .
نوع الكتاب : pdf.
عداد القراءة:
اذا اعجبك الكتاب فضلاً اضغط على أعجبني و يمكنك تحميله من هنا:
شكرًا لمساهمتكم
شكراً لمساهمتكم معنا في الإرتقاء بمستوى المكتبة ، يمكنكم االتبليغ عن اخطاء او سوء اختيار للكتب وتصنيفها ومحتواها ، أو كتاب يُمنع نشره ، او محمي بحقوق طبع ونشر ، فضلاً قم بالتبليغ عن الكتاب المُخالف:
قبل تحميل الكتاب ..
يجب ان يتوفر لديكم برنامج تشغيل وقراءة ملفات pdf
يمكن تحميلة من هنا 'http://get.adobe.com/reader/'