📘 قراءة كتاب Bức Th ocirc ng Điệp Về Gi aacute o L yacute Thực H agrave nh Đơn Giản أونلاين
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah
, Đấng Duy Nhất; cầu xin bằng an và phúc lành cho vị
Nabi, vị mà sau Người không có vị Nabi nào được cử
phái đến với nhân loại nữa, ...
Tầm quan trọng của di sản giáo lý thực
hành
Chúng ta cần khẳng định rằng kiến thức về giáo lý
thực hành (Fiqh) là nguồn kiến thức Islam cần phải được
quan tâm hơn hết bởi vì nó là nền tảng cơ sở mà người
Muslim dùng để cân đo việc làm và hành động của y,
xem hành động đó là Halah hay Haram, việc làm đó đúng
hay sai, có giá trị hay không có giá trị nơi Allah ?
Những người Muslim trong tất cả mọi niên đại đều quan
tâm đến kiến thức hiểu biết về điều Halal, Haram, có giá
trị, không có giá trị, đúng và sai trong hành động và việc
làm dù đó là mối quan hệ giữa họ với Allah hay giữa
họ với các bề tôi của Ngài: bà con ruột thịt thân thích hay
không phải bà con ruột thịt, kẻ thù hay bạn bè, người có
quyền phán xét hay người bị phán xét, người Muslim hay
không phải Muslim. Để có được nguồn kiến thức hiểu
biết đó thì chỉ có nguồn kiến thức về giáo lý thực hành,
một nguồn kiến thức nghiên cứu về hệ thống sắc luật của
Allah đối với các hành động của các bầy tôi của Ngài
Giáo Lý Thực Hành
2
mang tính chất yêu cầu, mang tính chất cho phép lựa
chọn hay mang tính chất tùy thuộc vào tình huống và
hoàn cảnh.
Cũng giống như bao nguồn kiến thức khác, nguồn
kiến thức giáo lý thực hành sẽ được phát triển khi nó
được sử dụng và sẽ bị mai một khi nó bị xao lãng.
Nhiều quốc gia Islam đã thay thế những hệ thống
luật khác cho sắc luật của Allah dựa trên quan điểm,
tập tục, môi trường sống của họ. Họ đã thích thú và hài
lòng với hệ thống luật tự thiết lập của họ để rồi họ gặp
phải sự bế tắc và những trở ngại trong cuộc sống. Mặc dù
đã có những thay đổi tiếp nối nhau nhưng cuối cùng với
sức mạnh nền tảng của hệ thống giáo lý của Allah thì
nó vẫn trụ được một cách kiên cố và bất biến dù trải qua
bao niên đại của thời gian; bởi lẽ Allah luôn giữ cho
cộng đồng này vững bước theo sắc lệnh của Ngài.
Mặc dù ta vẫn thấy nhiều cộng đồng Islam không
theo đúng hoàn toàn với giáo luật của Allah nhưng
chắc chắn rằng Allah sẽ luôn khẳng định tôn giáo của
Ngài cho dù những người thờ đa thần căm ghét và tìm
cách chống phá.
Nguồn kiến thức giáo lý thực hành được hình
thành khi nào? Nguyên nhân sự hình thành, đặc điểm và
giá trị của nó? Điều gì bắt người Muslim phải hướng tới
nó?
Những câu hỏi này sẽ được trình bày rõ ở phần sau
đây:
Sự hình thành của nguồn kiến thức giáo lý thực
hành đã bắt đầu từ lúc sinh thời của Thiên sứ Muhammad
Giáo Lý Thực Hành
3
và dần dần trở nên rõ rệt hơn trong thời của các vị
Sahabah. Nguyên nhân nó xuất hiện và hình thành sớm
giữa thời đại của các vị Sahabah là do nhu cầu cấp thiết
của mọi người về sự hiểu biết các giới luật mới của thực
tế. Nhu cầu này thúc đẩy cho sự hiện diện của nguồn kiến
thức giáo lý thực hành (Fiqh) trong mọi thời đại mục đích
để tổ chức và xây dựng trật tự và khuôn phép cho các
mối quan hệ con người trong xã hội, qua đó để biết được
quyền của mỗi con người, đáp ứng lợi ích cho thực tế
mới, loại trừ những điều bất lợi và những nhược điểm cố
hữu và khẩn cấp.
Chỗ đứng và lợi thế của di sản giáo lý
thức hành
Giáo lý thực hành học Islam mang nhiều đặc điểm
vượt trội, tiêu biểu:
1. Nền tảng của nó là sự thiên khải từ Thượng Đế:
Đúng vậy, giáo lý thực hành học Islam vượt trội và
chiếm ưu thế bởi vì nền tảng và cơ sở của nó là sự mặc
khải của Allah, Thượng Đế Tối Cao và Toàn Năng được
thể hiện qua Kinh Qur’an và Sunnah của Thiên sứ
Muhammad . Bởi thế, mỗi người học giả nghiên cứu
trong thành phần đại diện cơ quan chấp hành đều phải
được giới hạn trong phạm vi hai nền tảng này cho việc
rút ra các qui định và điều luật. Tất cả mọi điều đều được
thiết lập dựa trên hai nền tảng chủ yếu này, cả hai được
xem là linh hồn của hệ thống luật, là mục đích cho tổng
thể, là hệ thống nguyên lý mang tính toàn bộ, bao quát cả
không gian và thời gian. Và hai nền tảng này đã được
hoàn tất khi Allah phán:
Giáo Lý Thực Hành
4
ٱۡل ا
Ngày hôm nay TA (Allah) đã hoàn chỉnh cho các
ngươi tôn giáo của các ngươi; TA cũng đã hoàn tất ân
huệ của TA cho các ngươi và TA đã hài lòng lấy Islam
làm tôn giáo cho các ngươi. (Chương 5 – Al-Ma’idah,
câu 3).
Sau đó, sẽ không có sự điều chỉnh, thay đổi, thêm
bớt và bổ sung gì nữa mà chỉ còn lại sự ứng dụng thực tế
theo lợi ích của con người tương đồng với mục đích của
hệ thống giáo lý.
2. Nó bao quát tất cả yêu cầu của cuộc sống:
Giáo lý thực hành học Islam vượt trội và ưu việt
bởi vì nó thiết lập các mối quan hệ của con người ở ba
góc độ: mối quan hệ giữa con người với Thượng Đế của
y, mối quan hệ giữa con người với chính bản thân y, và
mối quan hệ giữa con người với cộng đồng và xã hội. Nó
vượt trội và ưu việt là bởi vì nó là giáo lý cho cuộc sống
trần tục và cõi Đời Sau, cho tôn giáo và cho quốc gia,
cho tất cả nhân loại mãi đến Ngài Tận Thế. Các giáo điều
và giới luật của nó hỗ trợ lẫn nhau giữa đức tin, thờ
phượng, đạo đức, các quan hệ giao tế và ứng xử trong xã
hội mang yếu tố đánh thức lương tâm, ý thức trách
nhiệm, yếu tố quan sát và kiểm soát của Thượng Đế về
những điều bí mật, thầm kín và công khai; hướng tới mục
đích thỏa nguyện, yên bình, thanh thản, đức tin, hạnh
phúc và ổn định; xây dựng cuộc sống riêng tư của cá
Giáo Lý Thực Hành
5
nhân và chung cho tập thể và tạo ra sự hành phúc của cả
thế giới.
Chính vì mục đích đó nên hệ thống giáo lý thực
hành (Fiqh) là những gì liên quan đến người chủ thể gánh
vác trách nhiệm từ lời nói, hành vi, sự cam kết và các
hành động toàn diện. Và cũng chính vì vậy mà giáo lý
thực hành được chia thành hai dạng: giáo lý thờ phượng
và giáo lý đời sống xã hội (nói một cách nôm na là đạo
và đời).
Dạng thứ nhất: giáo lý thờ phượng (đạo)
Giáo lý thờ phượng là giáo lý về Taha-rah, lễ
nguyện Salah, nhịn chay, hành hương Hajj, thuế an sinh
Zakah, sự nguyện thề, và những điều khác thuộc mối
quan hệ giữa con người với Thượng Đế của y.
Dạng thứ hai: Giáo lý đời sống xã hội (đời)
Giáo lý đời sống xã hội là giáo lý về các hợp đồng
giao ước, các mối quan hệ xã hội, các hình phạt dân sự và
hình sự, bảo lãnh, và những điều xã hội khác thuộc mối
quan hệ giữa con người với nhau dù ở phương diện cá
nhân hay phương diện tập thể.
Giáo lý đời sống xã hội được phân ra thành
nhiều loại sau đây:
Giáo lý về hôn nhân gia đình: kết hôn, ly dị, gia
phả, quan hệ huyết thống, trách nhiệm nuôi dưỡng và chu
cấp, thừa kế gia tài, .. và tất cả những gì liên quan đến
mối quan hệ vợ chồng, con cái và bà con thân thuộc.
Giáo lý dân sự: là những gì liên quan đến việc
quan hệ trao đổi giữa các cá thể về tài sản, quyền lợi và
Giáo Lý Thực Hành
6
trách nhiệm với nhau từ giao dịch mua bán, thuê mướn,
cầm cố, ủy quyền, bảo đảm, hợp tác kinh doanh, hợp
đồng khế ước, tranh chấp, thưa kiện,...
Giáo lý hình sự: là những gì liên quan đến người
chủ thể chịu trách nhiệm từ hành vi phạm tội đáng bị
hình phạt, mục đích là để bảo vệ cuộc sống con người,
bảo về tài sản, danh dự và quyền lợi của họ, hạn chế tội
phạm và bảo đảm trật tự an ninh xã hội.
Giáo lý về thủ tục tố tụng, kiện cáo, khiếu nại
dân sự hoặc hình sự: là những gì liên quan đến tòa án
xét xử, đến các vụ kiện tố, tranh chấp, phương pháp xác
định sự thật, làm chứng, ... mục đích là để thực hiện công
lý trong quần chúng nhân dân và xã hội.
Giáo lý về hiến pháp: là những gì liên quan đến
bộ máy tổ chức, quản lý hệ thống luật cũng như nền tảng
luật, nhằm xác định quyền hành của người phán quyết
cũng như quyền lợi và nghĩa vụ chấp hành của cá nhân
hay tập thể.
Giáo lý quan hệ quốc tế: là những gì liên quan
đến hệ thống mối quan hệ giữa các quốc gia Islam với
các quốc gia không phải Islam trong thời bình cũng như
trong thời chiến; những gì liên quan đến các mối quan hệ
giữa những người Muslim đang sinh sống và làm việc tại
quốc gia Islam; giáo lý này bao hàm cả việc Jihaad và
các hiệp ước; mục đích để khẳng định các mối quan hệ,
hợp tác và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia.
Giáo lý về kinh tế và tài chính: là những gì liên
quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân về tài
chính, liên quan đến việc tổ chức, xây dựng và quản lý hệ
Giáo Lý Thực Hành
7
thống tài chính, liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của
Nhà nước về tài chính, tổ chức quản lý kho bạc, nguồn
lực, mục đích nhằm để quản lý các mối quan hệ tài chính
giữa người giàu và người nghèo, giữa Nhà nước và từng
cá thể trong quần chúng nhân dân.
Điều này bao hàm các nguồn tài sản của Nhà nước
tức chung của dân và riêng của từng cá nhân như chiến
lợi phẩm, các loại thuế, các khoáng sản và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Nguồn tài sản chung của xã hội như:
thuế an sinh Zakah, của bố thí thiện nguyện; các tài sản
của gia đình như các khoản chu cấp, gia tài kế thừa, các
di chúc; các tài sản của cá thể như lợi nhuận kinh doanh
mua bán, thuê mướn, hợp tác, sản xuất và tất cả những gì
đồng thuận với giáo lý; và các hình phạt tài chính như
Kaffa-rah, Fidyah, sự đền bù và bồi thường.
Giáo lý về đạo đức và lễ nghĩa: là những gì liên
quan đến chuẩn mực đạo đức và lễ nghĩa trong ứng xử
nhằm tạo ra sự đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau dưới sự
nhân từ và đức độ trong con người.
3. Giáo lý thực hành học Islam xoay quanh hai
giới luật Halal (được phép) và Haram (không được
phép)
Giáo lý thực hành học Islam khác với các hệ thống
luật do con người thiết lập là tất cả mọi hành vi, mọi việc
làm của người chủ thể có trách nhiệm được dựa trên
nguyên tắc Halal và Haram. Điều này làm giáo lý đời
sống xã hội đi theo hai phương diện:
Phượng diện thứ nhất: mang tính chất đời sống
trần tục được dựa trên những hành vi và việc làm công
Giáo Lý Thực Hành
8
khai có thể quan sát và cảm nhận được qua các giác quan
một cách thực tế, không có quan hệ với điều thầm kín, và
người thẩm phán sẽ dựa theo những gì y quan sát và cảm
nhận được để phán quyết theo khả năng có thể của y.
Giá trị của phương diện này là để bảo đảm công lý,
không để điều đúng thành sai và sai thành đúng trong
thực tế, và không để điều Haram trở thành Halal và điều
Halal trở thành Haram trong thực tế. Và ở phương diện
này thì sự phán quyết và thi hành án là bắt buộc khác với
Fata-wa (tư vấn giáo lý).
Phương diện thứ hai: mang tính chất cho cuộc
sống ở cõi Đời Sau cũng dựa trên bản chất thật của sự
việc và thực tế, tuy nhiên, nếu sự việc đó thầm kín không
được hé lộ với mọi người thì sự việc đó là điều giữa
người chủ thể với Thượng Đế của y. Đây là điều nằm
trong vai trò của người Fata-wa (tư vân giáo lý).
4. Giáo lý thực hành học Islam vượt trội và ưu
việt bởi có sự gắn kết với đạo đức và phẩm hạnh
Giáo lý thực hành học Islam khác với các hệ thống
luật do con người thiết lập về sức ảnh hưởng của nó qua
các nguyên tắc giáo lý về đạo đức và phẩm hạnh. Các hệ
thống luật do con người thiết lập chỉ nhằm mục đích
hưởng lợi, đó là quản lý trật tự hệ thống và ổn định xã
hội, mặc kệ một số các nguyên tắc tôn giáo và đạo đức.
Riêng đối với giáo lý thực hành Islam thì nó hết
sức quan tâm đến nhân cách, phẩm hạnh lý tưởng, đạo
đức chuẩn mực. Nó qui định các hình thức thờ phượng để
tẩy sạch tâm hồn, tránh xa những điều trái với đạo lý. Nó
cấm việc cho vay lấy lãi nhằm mục đích để truyền bá tinh
Giáo Lý Thực Hành
9
thần tương trợ và đồng cảm giữa mọi người với nhau; để
bảo vệ những người nghèo khỏi lòng tham của những kẻ
giàu có, những kẻ sở hữu nguồn tài chính; ngăn chặn sự
tham nhũng gian lận trong hợp đồng và tiêu thụ tài sản
bất chính; và để thúc đẩy tình yêu thương con người,
mang đến sự tin cậy và ngăn chặn các tranh chấp giữa
mọi người. Tất cả nhằm để bảo vệ vật chất và các quyền
của mọi người.
Bức Thông Điệp Về Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản: Tác giả nói: “Chúng ta cần khẳng định rằng kiến thức về giáo lý thực hành Fiqh là nguồn kiến thức Islam cần phải được quan tâm hơn hết bởi vì nó là nền tảng cơ sở mà người Muslim dùng để cân đo việc làm và hành động của y, xem hành động đó là Halah hay Haram, việc làm đó đúng hay sai, có giá trị hay không có giá trị nơi Allah? Những người Muslim trong tất cả mọi niên đại đều quan tâm đến kiến thức hiểu biết về điều Halal, Haram, có giá trị, không có giá trị, đúng và sai trong hành động và việc làm dù đó là mối quan hệ giữa họ với Allah hay giữa họ với các bề tôi của Ngài: bà con ruột thịt thân thích hay không phải bà con ruột thịt, kẻ thù hay bạn bè, người có quyền phán xét hay người bị phán xét, người Muslim hay không phải Muslim. Để có được nguồn kiến thức hiểu biết đó thì chỉ có nguồn kiến thức về giáo lý thực hành, một nguồn kiến thức nghiên cứu về hệ thống sắc luật của Allah đối với các hành động của các bầy tôi của Ngài mang tính chất yêu cầu, mang tính chất cho phép lựa chọn hay mang tính chất tùy thuộc vào tình huống và hoàn cảnh....”
سنة النشر : 2015م / 1436هـ .
حجم الكتاب عند التحميل : 2 ميجا بايت .
نوع الكتاب : pdf.
عداد القراءة:
اذا اعجبك الكتاب فضلاً اضغط على أعجبني و يمكنك تحميله من هنا:
شكرًا لمساهمتكم
شكراً لمساهمتكم معنا في الإرتقاء بمستوى المكتبة ، يمكنكم االتبليغ عن اخطاء او سوء اختيار للكتب وتصنيفها ومحتواها ، أو كتاب يُمنع نشره ، او محمي بحقوق طبع ونشر ، فضلاً قم بالتبليغ عن الكتاب المُخالف:
قبل تحميل الكتاب ..
يجب ان يتوفر لديكم برنامج تشغيل وقراءة ملفات pdf
يمكن تحميلة من هنا 'http://get.adobe.com/reader/'